Đặc điểm Hồi giáo Chăm Islam

Về giáo lý: Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc 5 cốt đạo. Hàng năm họ có nhiều ngày lễ khác nhau như: kỷ niệm ngày sinh của Thiên sứ Mohammad, ngày Mohammad trở về thánh địa Mecca, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ trong tháng chay Ramadan, lễ hành hương về thánh địa Mecca, lễ đón năm mới theo Hồi lịch

Cơ sở thánh đường: Thánh đường của người Chăm Islam có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới. Nó tôn trọng những quy định về kiến trúc cũng như cách bài trí bên trong. Có hai loại: thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Surau). Thánh đường xây theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía thánh địa Mecca. Bên trong có hậu tẩm là nơi chức sắc Imâm đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ, có Minbar là nơi thầy Khotip giảng giáo lý. Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ. Tiểu thánh đường còn gọi là nhà nguyện là nơi cầu nguyện và hội họp, hiện nay tại Việt Nam có 41 thánh đường, 19 tiểu thánh đường Islam, tập trung nhiều nhất ở An Giang[6]

Đội ngũ chức sắc: gồm có các cấp

  • Hakim (Giáo cả): người đứng đầu trong hàng chức sắc Islam, là người am hiểu nhiều về giáo lý, giáo luật, có phẩm chất tốt
  • Naep (Phó Giáo cả): phụ tá cho Hakim, là người thay mặt Hakim giải quyết công việc khi Hakim vắng mặt
  • Ahly: là người giúp việc cho Hakim về lĩnh vực xã hội
  • Imâm: là người hướng dẫn tín đồ trong buổi lễ
  • Khôtip: là người giao giảng giáo lý trong buổi lễ ngày thứ 6 hàng tuần
  • Tuân (Tuol-hay còn gọi là alim): là thầy dạy giáo lý cho tín đồ.

Phần lớn chức sắc Islam có người thân ở nước ngoài, bản thân họ ít nhất một lần thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng trong đời là hành hương viếng thánh địa Mecca và trở thành Haji / Hajah.

Những người theo đạo Islam ở Việt Nam hiện nay có khoảng 26.000 tín đồ và 288 chức sắc Islam[6]